DẪU LÀ BỐ MẸ HAY CON CÁI CŨNG CẦN THẤU HIỂU ĐỂ THƯƠNG NHAU
Suốt ngàn đời, cha mẹ luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc sinh tồn và nuôi dưỡng con cái. Làm con, chúng ta cần thấu hiểu cha mẹ để cuộc sống tràn ngập tình yêu thương hơn. Thấu hiểu cha mẹ bao gồm việc đặt mình vào vị trí của họ, lắng nghe và không cãi lời, chấp nhận những lời khuyên và chỉ dạy có ích từ cha mẹ để trở thành người tốt hơn và yêu thương cha mẹ nhiều hơn. Sự thấu hiểu nói chung, và sự thấu hiểu của con cái đối với cha mẹ nói riêng, luôn đóng vai trò quan trọng và làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn, văn minh hơn và tình cảm hơn.
Cha mẹ là người duy nhất, không ai có thể thay thế. Họ yêu thương ta, chăm sóc ta từng bữa ăn và giấc ngủ, cho đi mà không cần đòi hỏi đền đáp. Vì vậy, việc thấu hiểu, biết ơn, yêu thương và trân trọng cha mẹ là trách nhiệm của chúng ta. Sự thấu hiểu giúp ta hiểu rõ hơn về cha mẹ và có những hành động thiết thực để giúp đỡ họ, làm cho cuộc sống gia đình thêm hạnh phúc và viên mãn.
Không chỉ vậy con cha mẹ cũng cần thấu hiểu con cái , hiểu đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi để có thể động viên kịp thời trước những vấp ngã của con. Thấu hiểu giúp gắn kết mối quan hệ trong gia đình. Một nhiệm vụ rất cao cả của người giáo viên đó là giúp cha mẹ và con cái hiểu nhau hơn. Giúp gắn kết sợi dây tình cảm trong một gia đình. Bởi những lời yêu thương từ cha mẹ dành cho con hoặc ngược lại con con cái dành cho cha mẹ đôi khi thật khó để nói ra thành lời.
Vậy sẽ có cách để cha mẹ và con cái hiểu nhau hơn đó là để cho cha mẹ và con cái nói lên những mong muốn hoặc suy nghĩ của mình dưới hình thức một bức thư. Sau khi viết xong , những bức thư này sẽ được niêm phong một cách kín đáo gửi đến tận tay của ba mẹ hoặc của con cái. Nhận được thư là cảm xúc trong mỗi người dường như vỡ òa , tan chảy, có những giọt nước mắt đã rơi vì xúc động, hay đơn giản là những trải nghiệm của những người con trong một lần vấp ngã sau khi trượt cấp ba công lập…
Nếu thiếu sự thấu hiểu, gia đình có thể mất đi sự gắn kết và mọi người chỉ quan tâm đến bản thân mình. Điều này có thể làm cho gia đình trở nên nguội lạnh và xa cách nhau. Nếu đủ sự thấu hiểu, mỗi thành viên trong gia đình đều cảm thấy thư thái và hạnh phúc. Học sinh sẽ không ngần ngại chia sẻ những vấn đề trong học tập cũng những trong cuộc sống, tự tin nói lên những suy nghĩ, chính kiến , những lời cảm ơn của mình dành cho cha mẹ từ đáy lòng. Vì vậy những mâu thuẫn giữa con với cha mẹ đều giải quyết được, không còn hiện tượng học sinh suy nghĩ tiêu cực mà dẫn đến hành động xấu.
Chính những lời tâm sự của cha mẹ sẽ giúp học sinh hiểu cha mẹ đã dành tình cảm như thế nào đối với các con, những vất vả gian lao họ đã làm cho con, để học sinh điều chỉnh thái độ và lời nói của mình đối với các bậc sinh thành.
Như vậy, thầy cô không chỉ là người truyền đạt kiến thức cho học trò mà còn là một nhà tư tưởng, một chuyên gia tâm lí có thể uốn nắn, làm thay đổi những phẩm chất, những nét tính cách, những hành vi, thói quen không phụ thuộc với yêu cầu, chuẩn mực của xã hội( do ảnh hưởng tiêu cực của môi trường, cám dỗ từ các tệ nạn, sự lôi kéo của bạn bè xấu ) giúp phát triển theo đúng chuẩn mực đạo đức của nhà giáo dục. Đến đây giáo dục đã hoàn thành được sứ mệnh của mình, giúp học sinh chăm ngoan và tiến bộ hơn. Đó cũng là mong mỏi của học sinh, gia đình, nhà trường và toàn xã hội giống như Vijaya Lakshmi Pandit đã từng nói : “ Mục tiêu của giáo dục không phải là dạy cách kiếm sống hay cung cấp công cụ để đạt được sự giàu có, mà đó phải là con đường dẫn lối tâm hồn con người vươn đến Chân và thực hành cái Thiện”.