Thông báo

logo

Cách phân biệt xe đạp điện-xe máy điện để không vi phạm ATGT khi đến đến trường

NHỮNG LƯU Ý VÀ CÁCH PHÂN BIỆT XE ĐẠP ĐIỆN-XE MÁY ĐIỆN ĐỂ KHÔNG VI PHẠM ATGT KHI ĐẾN ĐẾN TRƯỜNG!!!

Xe đạp điện và xe máy điện đều sử dụng năng lượng điện để vận hành. Tuy nhiên xe máy điện thì phải đi đăng ký còn xe đạp điện thì không. 

Vậy làm thế nào để phân biệt được 2 loại xe này? Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.


Từ ngày 01/ 07 lực lượng CSGT đã triển khai mạnh mẽ công tác kiểm tra và xử phạt những trường hợp xe máy điện lưu thông trên đường nhưng không đăng ký biển số. Căn cứ Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và các văn bản hướng dẫn liên quan thì xe máy điện thuộc nhóm xe cơ giới nên phải thực hiện đăng ký và cấp biển số theo quy định của Bộ Công an, còn xe đạp điện không phải đăng ký chứng minh quyền sở hữu.

Theo Nghị định 171/2013/NĐ – CP, xe máy điện lưu thông trên đường mà chưa đăng ký biển số sẽ bị xử phạt từ 300.000 – 400.000Đ và bị thu giữ xe, xử lý như những trường hợp vi phạm của các xe cơ giới khác.

Hiện nay tại số người đăng ký biển số xe máy điện chưa nhiều, vẫn còn rất nhiều người dân chưa có ý thức trong việc đi đăng ký biển số cho xe máy điện. Một phần cũng là do người tiêu dùng chưa phân biệt được giữa xe đạp điện và xe máy điện dẫn đến trường hợp không đi đăng ký sau khi mua xe. Vậy làm sao để phân biệt giữa xe máy điện và xe đạp điện?

Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xe đạp điện và xe máy điện của Bộ Giao thông vận tải, xe máy điện là xe điện có vận tốc thiết kế không lớn hơn 50km/h, công suất động cơ điện không lớn hơn 4kW. Xe đạp điện là xe điện có thiết kế bàn đạp, vận tốc không lớn hơn 35km/h, công suất động cơ không lớn hơn 350W.

Để nhận biết nhanh xe đạp điện bằng mắt thường có thể căn cứ vào đặc điểm xe phải có bàn đạp và xe phải vận hành được bằng cách sử dụng cơ cấu đạp chân. Trong trường hợp xe đạp điện bị tháo bàn đạp nhưng các thông số kỹ thuật không vượt quá giới hạn theo quy định vẫn không phải đăng ký. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng trong một số trường hợp dù xe có bàn đạp nhưng vẫn thuộc nhóm xe máy điện vì động cơ có công suất lớn hơn 350W, vận tốc lớn hơn 35km/h.

Ngoài ra có thể nhận thấy ngoại hình của xe máy điện thường được thiết kế khá bắt mắt, cầu kỳ và kích thước lớn hơn, có phần giống như những mẫu xe máy tay ga. Xe đạp điện thiết kế động cơ nhỏ và đơn giản hơn. Xe đạp điện tuy không phải đăng ký biển số, chứng minh quyền sở hữu nhưng vẫn phải thực hiện đăng kiểm chất lượng theo các quy chuẩn kỹ thuật nhằm bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật trước khi vận hành.