Thông báo

logo

THAM LUẬN: XÂY DỰNG Ý THỨC TRÁCH NHIỆM SỰ ĐOÀN KẾT TRONG TẬP THỂ LỚP GIÚP TẬP THỂ LỚP TIẾN BỘ


Xây dựng tập thế lớp đoàn kết, vững mạnh luôn là vấn đề mà nhiều giáo viên làm công tác chủ nhiệm quan tâm và trăn trở. Một tập thể lớp đoàn kết sẽ là động lực thúc đẩy mọi hoạt động khác nhất là hoạt động học tập của Nhà trường.

Nhất là đối với một lớp gồm các học sinh điểm đầu vào học sinh chưa cao, khá nghịch và tự do. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện đạo đức của các em HS trong lớp là điều giáo viên chủ nhiệm luôn trăn trở.

Để xây dựng tập thể lớp đoàn kết thân ái, giúp đỡ nhau từ đó nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện đạo đức Tôi xin chia sẻ một số biện pháp:

1. Ổn định tổ chức lớp học. Lựa chọn ban cán sự lớp:

- Trên cơ sở căn cứ vào “Sơ yếu lý lịch và bảng khảo sát chất lượng đầu năm học”. GVCN chỉ định ban cán sự lớp lâm thời hoạt động 3 tuần đầu năm học.

Đầu tiên GVCN cần xác định được tiêu chuẩn của cán bộ lớp:

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có khả năng gương mẫu.

+ Tính tình thẳng thắn, dám đấu tranh, dám phê bình.

+ Năng nổ hoạt động và sẵn sàng hoạt động.

+ Có khả năng học tập tốt: Từ khá trở lên.

+ Được tập thể lớp tín nhiệm.Trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ lớp, GVCN cũng cần chú ý chọn đúng nguồn, tránh việc thay cán bộ lớp, không phó mặc việc lớp cho đội ngũ cán bộ lớp.

2. Lập kế hoạch chủ nhiệm:

a. Kế hoạch năm: b. Kế hoạch hoạt động tuần, tháng: c. Chỉ đạo tập thể học sinh thực hiện kế hoạch: Phổ biến rõ công tác cho cho tập thể lớp, thống nhất quyết tâm thực hiện tốt kế hoạch, biến kế hoạch thành chương trình hành động cụ thể.

3. Phối hợp với BGĐ:

- GVCN lấy chủ trương hoạt động của Nhà trường do BGĐ cung cấp để lên kế hoạch hoạt động lớp mình, chịu trách nhiệm truyền đạt cho CMHS và HS về chủ trương của Trường, Sở…

- Báo cáo thường xuyên với BGĐ về tình hình của lớp thường xuyên theo định kì, hoặc đột xuất khi có vấn đề cần giải quyết.

4. Với các giáo viên bộ môn:

- Thống nhất hình thức và biện pháp tác động đối với HS, HS bỏ tiết, nghỉ phụ đạo không phép nhiều lần, điều hoà những biện pháp tác động giữa các giáo viên bộ môn với HS.

- Phản ánh, trao đổi kịp thời những mong muốn của HS đến GVBM, ngược lại GVCN cung cấp thông tin HS ở lớp với GVBM khi cần.

5.Với BCH Đoàn trường:

- Giúp cán bộ đoàn phát hiện những thanh niên ưu tú để giới thiệu kết nạp.

- Giúp cán bộ đoàn đôn đốc nề nếp và các khoản quỹ, các hoạt động đoàn.

- Phối hợp với BCH đoàn trường xử lý HS vi phạm nội qui nhà trường.

6. Phối hợp chặt chẽ với gia đình HS:

- Họp phụ huynh HS 2 lần/năm học. GVCN phải có chương trình họp cụ thể, dựa trên kế hoạch và nhiệm vụ năm học của nhà trường, vận dụng vào lớp đang chủ nhiệm.

- Thông qua chi hội phụ huynh phổ biến các chủ trương, đường lối giáo dục chung. Vận động CMHS tạo điều kiện, phương tiện, thời gian để các em học tập, rèn luyện tốt.

- Nhắc nhở CMHS theo dõi sự phát triển của con em, hiểu con, thống nhất với nhà trường về mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục.

- Thường xuyên liên hệ với gia đình những HS chậm tiến, có vấn đề để đưa ra biện pháp giáo dục thích hợp.

7. Giáo dục HS thông qua tiết sinh hoạt chủ nhiệm:

Bước 1: GVCN giao cho Lớp trưởng chủ trì buổi sinh hoạt.

Bước 2: Lấy ý kiến, nguyện vọng của HS

Bước 3: GVCN thông qua sổ đầu bài, các GVBM, kết quả theo dõi của cán sự lớp, rồi nhận xét đánh giá mặt được, chưa được của từng HS, khen những em làm tốt và nghiêm khắc với HS vi phạm. Đồng thời luôn nhắc nhở và động viên, khuyến khích các em có chiều hướng tiến bộ, tạo động lực giúp cả lớp cố gắng hơn ở những tuần tiếp theo

8. GVCN thấu hiểu HS:

Đối với HS chưa đạt yêu cầu, chưa ngoan cần tìm hiểu nguyên nhân. Gần gũi các em nhiều hơn. Phải biết lắng nghe, thấu hiểu điều các em nói bằng trái tim của mình, rồi tìm cách tháo gỡ, gần gũi, thân thiện, bao dung, vị tha với các em. Thuyết phục bằng lời nói rõ ràng, dứt khoát, có lý, bằng tình cảm và nguyên tắc tác động lên nhận thức và tình cảm của HS như: giành thời gian trò chuyện nói về học tập, về cuộc sống, nêu gương người tốt việc tốt cụ thể trong nhà trường, bằng các câu chuyện GD về đạo đức

- Đưa các em vào hoạt động tập thể trong và ngoài trường với những nhiệm vụ cụ thể. Khuyến khích khen chê đúng mục đích, đúng việc, đúng lúc, đúng chỗ, tế nhị và có hiệu quả.

- Kiên trì quan tâm, tạo sự tin tưởng của HS, tạo niềm tin để các em cởi mở, nói những tâm sự, trăn trở của mình cho GVCN biết, từ đó tôi sẽ nhận định được vì sao em đó có những hành động như vậy, để có biện pháp giáo dục hợp lý.

Nhìn chung nội dung và phương pháp công tác giáo viên chủ nhiệm nhằm xây dựng tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh là hết sức phong phú và phức tạp. Đòi hỏi GVCN lớp còn phải có lòng nhiệt tình, yêu nghề, yêu trẻ sâu sắc, chấp nhận gian khó

Trong công tác này giáo viên chủ nhiệm không nên nóng vội, áp đặt, mà cần có lòng kiên nhẫn, có nghệ thuật giao tiếp với học sinh, luôn đặt quyền lợi của học sinh lên trên hết, đối xử và xếp loại công bằng, công khai, minh bạch, giành nhiều thời gian và tâm sức thì khi đó công tác chủ nhiệm sẽ không còn khó khăn phức tạp mà sẽ là niềm vui cho mỗi giáo viên khi đến trường.